NHỚ VỀ LỚP TRƯỞNG CỦA TÔI.
Một bài hát sinh hoạt tập thể có lời như sau :
Dao đâu…dao đây.
Thớt đâu…thớt đây.
Xắc cái lỵ là xắc cái lỵ là xào xào xào.
Bún cái lỵ là bún cái lỵ là pào pào pào.
Xắc cái lỵ là xào.
Bún cái lỵ là pào.
Xắc cái lỵ là bún cái lỵ là xào xíu pào.
Hình như bây giờ không thấy học sinh hát lại bài này. Nhưng thời còn đi học. Mỗi lần được yêu cầu bắt nhịp hát một bài sinh hoạt tập thể thì bạn Ngô Giao Kèo – Lớp trưởng thưở đó, thường bắt nhịp hát bài hát này. Ngoài bài hát này, bạn còn có một bài hát tủ nữa là bài “ Hai con thằn lằn con đùa nhau cắn nhau đứt đuôi…”. Trong ký ức của tôi chỉ còn nhớ được thời học cấp II, III có lớp trưởng của mình là bạn Kèo. Bây giờ đã qui ước lớp mình là lớp 11 ( 69-75). Nhưng lúc trước muốn hỏi thăm bạn học La San nào có cùng lớp với mình không. Cách dễ nhất là hỏi xem bạn ấy có học cùng lớp với bạn Kèo không ? Hồi đó những tay năng nỗ, hoạt bát khi đứng trước lớp như bạn Kèo, Đỗ Việt Trung…anh em trong lớp phục sát đất. Có thể do hồi đó các bạn đã sinh hoạt trong hướng đạo nên dạn dĩ khi đứng trước đông người. Các bạn bè chúng ta hồi đó nói chung đều nhút nhạt, rụt rè khi đứng trước đám đông. Khi đang học La San tôi với bạn Kèo biết nhau nhưng không thân thiết lắm. Sau 1975 khi cùng học lớp Toán Lý 2B tại trường CĐSP Buôn Ma Thuột thì bạn bè mới gắn bó có nhiều kỷ niệm hơn. Cùng lớp Toán Lý này còn có bạn Đậu Đình Phú nhà ở xã Duy Hòa I nữa. Đã có lần Kèo mời tôi và Đậu Phú ghé nhà bạn tại đường Hai Bà Trưng để thưởng thức món bò nhúng dấm do bạn đạo diễn. Sau khi ra trường vào năm 1978. Trước khi có quyết định đi dạy học. Một số giáo sinh sư phạm phải đi lao động tại Buôn Triết 3 tháng. Trong đó có tôi và các bạn La San như Đậu Phú, Trần Văn Ba, Trịnh Quang Trung. Một gói quà mà bạn Kèo gửi cho tôi và các bạn La San gồm 1 gói trà và vài gói bánh nhỏ để động viên chúng tôi. Khi tết Mậu Ngọ ( 27-1-1979) năm đó chúng tôi phải ở lại ăn tết tại nông trường. Món quà đơn sơ nhưng đậm đà tình bạn hữu . Tôi và các bạn nhớ và hay nhắc lại. Sau khi hoàn thành đợt lao động tại Buôn Triết trở về Ban Mê. Cầm quyết định công tác trong tay. Tôi , Kèo và Đậu Phú có khao nhau một bữa bún thịt nướng trong chợ gần rạp Lo Do ngày trước. Ba thằng cùng nâng ly uống hết gần hai xị rượu đế. Kể cho nhau chuyện vui buồn mấy tháng qua. Bạn Kèo được phân công dạy tại trường cấp II Ngô Gia Tự, thuộc xã Chi Lăng, Ban Mê Thuột, cách ngã sáu Ban Mê khoảng 5 cây số. Bạn Kèo kể vì dạy hai buổi. Nên thường ở lại vào buổi trưa ( ở tại trường hoặc nhà phụ huynh học sinh) để chiều đi dạy tiếp. Tôi thì vừa có quyết định đi dạy tại Huyện Daknong; cách Ban Mê khoảng 120 cây số. Lúc ấy chưa có đường thông đi Sài Gòn và trên đường đi thường gặp Fulro rất nguy hiểm. Đậu Phú và Trung (con) có quyết định đi dạy tại Huyện Lak. Sau này hai bạn đều lấy vợ là giáo viên cùng dạy Huyện Lak. . Tôi thường hay xuống xã Chi Lăng chơi. ( Tôi có người bác ruột ngụ tại đây) . Đôi lúc tôi có gặp một số người tuổi khoảng gần 50. Nhận mình là học trò của thầy Kèo ngày trước. Ký ức của họ là Thầy Kèo rất vui tính, hay cười và dạy toán rất hay. Một năm sau tôi ở Daknong về Ban Mê thì hay tin bạn đã đi xa. Khoảng năm 1995 thông qua bạn Đinh Quang Bình ở Florida, USA . Bạn Kèo biết được số phone của tôi. Bạn đã liên lạc và nói chuyện với tôi khoảng 2 tiếng. Khi viết bài này tôi có ghé qua trường cũ nơi bạn Kèo dạy ,để chụp vài tấm hình tặng bạn về “chốn xưa lối cũ”. Giờ trường đã chuyển thành trường tiểu học Ngô Gia Tự. Xây dựng mới khang trang hơn trước nhiều. Nhưng vẫn còn dãy phòng thấp phía sâu bên trong. Chắc là nơi bạn Kéo hồi đó vẫn hàng ngày lên lớp giảng dạy.
Một bạn La San nữa có nhiều kỷ niệm với tôi là bạn Đậu Đình Phú. Cùng đi lao động Buôn Triết 3 tháng khi mới ra trường. Sau đó có thời gian dạy cùng trường với tôi tại trường Hòa Khánh, Duy Hòa II vài năm. Hồi còn đi học nghe nói bạn cũng khăn gói lên lò võ Vovinan ở đường Hai Bà Trưng học mấy năm, đã lên cấp đai xanh 3 sọc. Tôi lấy làm ngạc nhiên. Vì hồi đó gia đình bạn cũng như gia đình tôi. Gia đình bạn có vài mẫu đất chuyên trồng bắp , đậu…Còn gia đình tôi chuyên trồng rau. Hết giờ ở trường thì về nhà lo cuốc đất trồng khoai, gánh nước tưới rau…thời giờ đâu mà đi học võ vẽ. Hồi đó mà bạn nào chả thích đi học võ, thích chiều chiều lên trường đá banh…. Hỏi ra mới biết là bạn nghe nói làm thầy dạy võ cũng kiếm được khá tiền. Nên mới năn nỉ gia đình cho đi học võ. Nên chiều chiều sau khi phụ gia đình làm nương rẫy xong. Vội vàng tắm rửa phóng xe lên phố để luyện võ.
Sau khi ra ở riêng. Bạn Phú mua luôn chùa Cốc Lâm Tuyền ở Duy Hòa I làm gia cư. Hồi đó muốn đi pic nic gần thì có thể ghé suối Cốc Lâm Tuyền. Suối nước này lúc ấy rất trong,khá sâu, có thể tắm táp thoải mái. Hai bên bờ có những bụi tre mọc phủ kín nên rất mát lạnh. Dưới suối có thể xúc được cả rổ những con tôm be bé. Trường chúng tôi dạy cách nhà Đậu Phú khoảng 500 mét. Nếu buổi chiều có tiết dạy ngại đạp xe về. Buổi trưa tôi ghé vào nhà bạn Đậu Phú. Chùa là một căn nhà gỗ hai tầng rộng mênh mông. Sau này bạn bán chùa, nghỉ dạy học lên buôn bán tại chợ Eatam ( Buôn Alê B ngày trước), rất thành đạt cho đến bây giờ.
Đôi dòng kỷ niệm về bạn học cũ. Có nhớ có quên. Nhưng tình bạn học vẫn là mãi mãi.
H Đ P
" Xuân này con không về" tại Nông Trường Thủy lợi Buôn Triết
Bên sông Krông Nô
Cầu qua suối Cốc Lâm Tuyền bây giờ
Suối Cốc Lâm Tuyền giờ đã cạn nhiều
Mái nhà cao cao. Hồi trước là Cốc Lâm Tuyền
Bạn Đậu Đình Phú tại cửa hàng của mình tại chợ Ea Tam - BMT
Trường cấp II hồi trước bạn Kèo từng dạy học. Nay đổi thành trường tiểu học
Dãy phòng cũ phía xa. Chắc nơi Bạn Kèo từng làm thầy giáo
Con đường trước trường cũ từng in dấu chân của Bạn Kèo
Ảnh bạn Hoàng Đình Phú chụp giữa năm lớp 11
PhoTo: Hoàng Đình Phú ( Chụp bằng ĐTDĐ)
- KÝ SỰ : TÌM VÀ KẾT NỐI BẠN BÈ - PHẦN 12 - LIÊN LẠC ĐƯỢC VỚI ĐINH ĐỨC TRUNG
- Bạn Ngọc Lan du lịch Cam Pu Chia
- HỌP BẠN HỌC 8-6-2012 TẠI CA LI
- TẾT NGƯỜI VIỆT BÊN MỸ THEO LỜI BẠN NINH KỂ
- BẠN PHẠM VĂN NINH VỀ THĂM BẠN HỌC TẠI BAN MÊ THUỘT
- VIDEO HỘI NGỘ 8-6-2012 TẠI CA LI
- Bạn Nguyễn Minh Anh
- Đâu Hữu Phúc thăm Phạm Văn Ninh
- Hình ảnh Phạm Văn Ninh gặp gỡ các bạn
- Gia đình Phạm Văn Ninh
Video
Tin mới nhất
Tin đọc nhiều nhất