LA SAN LAM SƠN BAN MÊ NHỮNG THÁNG NGÀY ÊM ÁI TUỔI THƠ – Vương Hữu Thái

Trong ký ức của tôi vẫn còn lưu dấu, dẫu có phần nào nhạt nhòa. Đó là những ngày tháng tươi đẹp nhất của một đời người, mà thời gian thấm thoát đã tròm trèm gần nửa thế kỷ. Như một giấc mơ tưởng chừng dài lắm, thế mà hóa ra lại ngắn ngủi đến không ngờ…Cũng kể từ ngày xa rời mái trường La San yêu dấu áy, các Frère ấy, thầy cô và bạn bè ấy…Sau những lúc nhọc nhằn, khắc khoải trong cuộc mưu sinh, bề bộn với những lo toan tính toán. Tôi cũng dành lại giờ phút nhìn lại đời mình. Trong đó hình ảnh tuổi thơ ngộ nghĩnh, chan hòa yêu thương luôn ngự trị và thổn thức trong trái tim tôi. Với tôi điểm khơi nguồn hành trình tuổi thơ được xem như phút khai tâm đầu đời và nó luôn dẫn dắt tôi qua  những khoảnh khắc êm ả, trong veo như một dòng suối.

Mái trường đầu tiên thời thơ ấu của tôi là Trường Tiểu học La San Lam Sơn Ban Mê Thuột, tọa lạc trên mảnh đất rộng rãi nhìn xa thấy thấp thoáng dãy nhà dài của các  Soeur Dòng Bác Ái Vinh Sơn, sát bên trường là khu đất rừng hoang vu dốc lượn đến con suối Bà Hoàng, được ngăn cách bởi hàng rào kẽm gai không cho học sinh vượt qua. Nên nhiều trái bóng tròn của lũ học trò nếu vô tình rơi xuống khu này khó tìm lại. Quang cảnh gần trường hồi thập niên 60 ấy còn sơ khai đến nỗi tôi nhìn thấy từ xa từng đám Bằng Lăng cổ thụ cao sừng sững và trập trùng dãy núi xanh mờ hiện lên xa xa trong tầm mắt. Ngay trong sân trường có hàng phượng vĩ gốc lớn xum xuê, thường nở hoa đỏ rực mỗi độ hè đến và là nơi lũ trẻ hay tụ tập trong giờ ra chơi.

Lần theo lịch sử, khu trường La San đầu tiên được tọa lạc trên mảnh đất của nhà thờ Thánh Tâm giữa trung tâm thị xã. Kể từ khi 4 Frère đầu tiên đặt chân đến Ban Mê Thuột năm 1959. Niên khóa La San 1959-1960 khai giảng cấp bách ngay sau thời gian ngắn chuẩn bị. Chỉ vài năm sau các dãy nhà không đủ chỗ vì số học sinh theo học ngày càng tăng nhanh. Nên từ tháng 6/1963 La San Ban Mê Thuột được tách thành trường: Tiểu học La San Lam SơnTrung Học La San Đồi ( hay còn  được gọi là La San Kbuôn)

Địa điểm La San Lam Sơn trước đây là Cô Nhi Viên Térésa của các soeur được Đức Cha Paul – Seitz trao lại cho các Frère Dòng La San lập trường học vì nhu cầu giáo dục trong vùng đang gia tăng mạnh mẽ. Còn La San đồi được xây trên mảnh đất rộng hơn 60 héc ta cách thị xã 3 km về hướng nam trên quốc lộ 14.

Lúc đặt chân vào lớp Mẫu Giáo, tôi nghe Bố tôi nói đó là ngày “Khai Tâm” , là ngày đầu tiên cắp sách đến trường để thầy cô dạy viết nét chữ đầu, soi rọi trí khôn mở đầu cho tương lai. Cái tên gọi như thế trở nên quen thuộc với nhiều gia đình trong vùng . Theo lời anh tôi ( cũng học La San từ nhỏ đến Tú Tài II) kể lại thì ngày “Khai Tâm” vô cùng trọng đại. Nếu cha mẹ quá bận bịu phải cử anh chị lớn đến tham dự. Ngày khai giảng bắt đầu lúc 8 giờ sáng tại khuôn viên trường. Sau tiếng trống khai giảng tùng tùng vang dội. Frère Giám Học và các thầy cô hướng dẫn học sinh sắp hàng ngay ngắn thứ tự. Đặc biệt lớp Mẫu Giáo thường khá vất vả nên phụ huynh phải túc trực ngay phía sau để tạo sự an tâm cho các em nhỏ. Nhiều đứa đã khóc lóc vì bỡ ngỡ. Các Frère hay các thầy phải đến dỗ dành khuyên nhủ…Cũng có thể vì cái “uy” của chiếc áo chùng đen  và cổ cồn màu trắng của Frère mà nhiều em nín thinh. Phần tôi tuy có  bỡ  ngỡ, lạ lẫm  nhưng không đến nỗi phải khóc lóc. Theo anh tôi kể  lại tôi còn được Frère Hiệu Trưởng đến xoa đầu.

Bắt đầu ngày “Khai Tâm” Frère Hiệu Trưởng có lời khái quát về việc học hành, kế tiếp cả trường cùng đọc kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh như để nhắc nhở mọi người dâng lên Thiên Chúa tâm tình năm học mới. Frère Giám học hướng dẫn các em học sinh trật tự vào lớp với các Thầy đi kèm. Buổi đầu tiên chỉ để làm quen với trường lớp và vui chơi. Cho đến khi tiếng trống tan học vang rền, người nhà đón con em mình về thì các Frère mới an tâm.

Hồi ấy nhà tôi nằm ngay đầu đường Hàm Nghi ( nay là đường Trần Phú). Nên tôi chỉ đi bộ đến trường mất mươi phút. Khu vực chúng tôi ở gọi là khu Lam Sơn, dân chúng đa số là người lao động làm đủ mọi ngành nghề như buôn thúng bán bưng, làm thợ, làm nông….đa phần là bình dân. Lũ trẻ chúng tôi thường rủ nhau đi học sớm để còn la cà vui chơi. Ngặt nỗi con đường đến trường là con đường đất. Mùa nắng thì bụi mù, mùa mưa thì đầy những vũng lầy do những chiếc xe “be” chở gỗ tạo ra. Bọn trẻ phải đi nép hai bên mé đường . Nếu sơ ý hay nghịch ngợm  rất dễ bị vấy bẩn bùn đất lên bộ đồng phục. Hồi ấy từ lớp Năm đến lớp Ba phải học ngày hai buổi, riêng lớp Tư có thêm môn Pháp Văn. Nhưng khi tôi lên lớp Ba thì bãi bỏ môn này và chuyển sang học Anh Văn. Chương trình cũng đổi lại chỉ học một buổi sáng. Tôi nhớ cổng trường là nơi các chiếc xe đạp bán dạo đủ thứ hàng quà như kẹo kéo có quay số, bánh bò, cà rem…rồi các bà bán bánh mì, xôi…  thường tụ tập bán cho học sinh. Sau đó trong nhà trường cũng tổ chức một quầy bán hàng ăn sẵn vì ở ngoài thường mất vệ sinh. Tôi vẫn nhớ nhiều buổi sớm Mẹ tôi phải lục đục chiên cơm hoặc hâm nóng cơm nguội cho chúng tôi lót dạ để đi học. Một phần cũng để tiết kiệm quà sáng. Trong lúc chúng tôi cố nuốt phần ăn nhiều khi thấy ngán ngẩm thì cùng lúc đó Bố tôi lặng lẽ dắt chiếc xe đạp lủi thủi đến công sở như thường lệ.

Năm học lớp Nhì tôi được các Frère dạy lớp giáo lý để sau đó chịu phép Rước Lễ Lần Đầu do một linh mục đến trường dâng thánh lễ. Gần kỳ nghỉ hè năm 1967 tôi lại lãnh nhận bí tích Thêm Sức cũng do các Frère dạy giáo lý. Ngày đó khá đông học sinh La San Lam Sơn tụ tập về nhà thờ Thánh Tâm cùng với các nhóm giáo lý khác để dự thánh lễ do Đức Cha Paul-Seitz ( thường gọi là Cha Kim) ban phép thêm sức trong buổi lễ trọng đại nhất cuộc đời thơ ấu của tôi. Cho tới nay tôi không thể quên đã có 100 em sau nghi thức chịu phép đã được hôn nhẫn của Đức Cha. Đây cũng là  thánh lễ Thêm Sức cuối cùng do Đức Cha Kim chủ trì tại Ban Mê Thuột.

Thế hệ học sinh thời tôi luôn luôn nhớ đến Frère Hiệu Trường Salomon Minh vì tính cách đạo đức,  nhiệt thành trong việc chăm lo giáo dục. Cuối tuần vào sáng thứ Bảy học sinh toàn trường xếp hàng ngay ngắn để nghe Frère giảng giải bài phúc âm Chủ Nhật sắp đến, cạnh đó có tấm bảng đen lớn vẽ minh họa hình Chúa Giê Su hoặc các tông đồ liên qua đến bài Phúc Âm. Đến năm sau trường tôi  xây đài Đức Mẹ giữa khuôn viên vườn hoa, có bốn lối đi nhỏ xung quanh. Lễ làm phép và khánh thành được tổ chức long trọng . Đức Cha Phê Rô Nguyễn Huy Mai đến làm phép và lần đầu tiên thăm trường kể từ khi nhậm chức Giám mục giáo phận. Tôi nhớ có bong bóng đủ mầu thả lên từng chùm và cả trường diễn hành qua khán đài nhỏ có  Đức Cha hiện diện cùng nhiều vị quan khách khác. Sau đó là đồng diễn thể dục của các anh lớp Nhất. Đó cũng là sự kiện đáng ghi nhớ của La San Lam Sơn  trước khi Frère Hiệu Trưởng  Salomon Minh đổi đi nơi khác. Tôi nhớ mãi hình dáng Frère mập mạp nhưng hơi lùn, khuôn mặt nhân hậu với cặp kính trắng luôn ẩn chứa một vẻ nào đó thánh thiện.

Trường tôi cũng có bước phát triển khi Frère Vân Xuyên về đây. Khoảng đất trống mà trẻ em hay đá bóng được xây thành một sân bóng rổ kiên cố, với hai cột rổ cao và chắc chắn được xem là sân tốt nhất các trường trong tỉnh. Nên thường được mượn để tổ chức giải bóng rổ của học sinh.

Tôi còn nhớ hình như vào năm 1969 Frère Ephrem Trần Ngọc Tú hướng dẫn một số học sinh trường tôi lên trung học La San Đồi dự đại hội toàn trường La San Ban Mê Thuột. Trong đó có phần diễn hành, đồng diễn thể dục, cắm trại, thi hội họa bích báo…Chúng tôi phải mặc chiếc áo thun vàng ngắn tay có in hai chữ “LA SAN”. Khi diễu hành đi ngang qua khán đài có quan khách hô vang khẩu hiệu “ LA SAN – HIÊN NGANG”. Nhờ thế cũng giúp học sinh dù chưa khôn lớn hẳn cũng nuôi một hoài bão là lên trường La San đồi tiếp tục học sau khi học tại La San Lam Sơn.Thời kỳ đó thế hệ đàn anh tại trường mẹ , cụ thể là các lớp Đệ Tam, Đệ Nhị ( lớp 10,11 bây giờ) luôn luôn là đầu tầu trong các sinh hoạt văn hóa thể thao. Kể cả khi phải thi đấu các giải ở cấp toàn tỉnh cũng luôn đạt thành tích cao và niềm tự hào cho chúng tôi suốt thời kỳ đó. Dù thời gian đã  quá lâu , nhưng tôi vẫn nhớ khí thế như ngọn lửa khi các anh biểu diễn thể dục với tiết mục xây cột tháp người, tức là từng tốp vòng tròn 10 người leo lên vai nhau thành 5 tầng…trong tiếng vỗ tay của nhiều học sinh trường khác ( Tiết mục này đã từng biểu diễn tại sân vận động tỉnh).

Tôi còn nhớ một sự kiện khác là Tuần Lễ Học Đường được tổ chức khi Giáo Phận Ban Mê Thuột được thành lập. Đây là dịp để trường La San thi thố với các trường công giáo khác trong tỉnh Dak Lak. Nội dung thi khá nhiều như : diễn hành tại Sân vận động tỉnh, thi thể dục thể thao, cắm trại, trình diễn văn nghệ …và sau cùng là lễ bế mạc tại sân vận động tỉnh. Không thể quên được ngày sinh hoạt cắm trại tại Thác Nhà Đèn, lúc đó các cô cậu nhỏ tập trung dưới rặng đồi thông để sinh hoạt chung. Có một linh mục kéo cây đàn phong cầm tập bài hát Trả lại tôi là tuổi trẻ mênh mông, chúng mình như lúa reo trên ruộng đồng….hay như bài : Nào về đây ta họp mặt cùng nhau, cuộc đời vui thú có lúc nào thảnh thơi….Các bài hát luôn thổn thức trái tim của mỗi học sinh, để rồi khi chia tay ra về, với từng đoàn đi bộ trên vai vác lều chõng, tốp khác đi xe đạp…mà lòng tiếc nuối một điều gì đó. Nhưng thôi vì cuộc vui nào rồi cũng trôi qua.

Khi tôi lên lớp Nhất thì có Frère Hiệu Trưởng mới. Tôi không nhớ rõ tên nhưng có giọng nói Nam Bộ, dáng cao lớn, khá hiền từ và Frère đã lập khu chăn nuôi thỏ, dê…với sở thích yêu thiên nhiên  cho tới tận năm 1975

Mùa hè niên khóa 1969-1970, Tôi đã kết thúc thời gian theo học tại trường La San Lam Sơn để tiếp tục lên lớp Đệ Thất ( lớp 6) tại La San Đồi. Thời gian học tại La San Lam Sơn là quãng thời gian đẹp nhất của cuộc đời tôi mà ngay lúc ấy tôi khó tưởng tượng ra nổi. Cám ơn các Frère, Cám ơn các Thầy Cô như Thầy Khương lớp ba, Thầy Hoàng, rồi Thầy …mà lâu quá tôi không nhớ nổi tên. Nhưng những khuôn mặt ngày ấy tôi vẫn nhớ rõ.  La San Lam Sơn là dòng suối trong lành với hoa quả tươi xanh ở hai bên bờ, đã ân cần nuôi dưỡng tâm hồn và khai tâm cho tôi những ngày đầu đời. Và đáng yêu biết dường nào quãng thời gian đã cho tôi đi hết  cuộc đời thơ ấu. Tạm biệt những mùa hè mải miết chơi đá dế, chơi tạt lon, chơi đá cầu….và nhiều trò trẻ con khác. Tạm biệt mái trường thân yêu!

Vương Hữu Thái ( Lớp Song Nguyên)

Comment của bạn Phạm Văn Ninh:

Bác Phú các bác khỏe không, Ninh vừa đọc bài Lasan Lamson của bác Vương Hữu Thái mà vào trang địa chỉ... không kiếm thấy hình ảnh mặt mũi bác ấy đâu cả !  Bài viết hết sức trung thực với nhiều chi tiết ..  đố ai nhớ nổi !  làm gợi lại .. thời gian xa lắm rồi của ngày ấy.  Thật là thích thú khi có người nhắc nhở mang mình về các hình ảnh của dĩ vãng rõ mồn một. Hình như Ninh cũng có chơi thân với bác nầy thời tiểu học thôi, khi lên Lasan Đồi thì không thấy bác ấy nữa !  các bác gắn bó nhiều kỉ niệm với Lasan Lam Sơn gồm... Minh Anh, Cường Phạm, Thân B, Chí Lâm, Dzũng Sữa, Mạnh Hà, Hải Gạo(MC), Thuấn Mai, Đinh Đức Trung, Ninh Phạm, Tuấn Anh.... ..
Ninh còn nhớ vài chị tiết như..trước khi hoàn thành sân bóng rổ khoảng 2 tháng,
f rère mở chiến dịch thì đua các lớp để các học trò nhỏ gom nhặt đá ngoài đường mang tới trường mỗi ngày trên đường tới trường !    ( không đủ đá cho dàn móng sân basket ball !  )  ..   Rồi ở trước mỗi lớp.  ( chỗ hình frère Hoài chụp ) đều có xây 1 cái bể chứa nước mưa hình chữ nhật 50cm x 80cm cao khoảng đầu gối ngay dưới máng xối ở các cây cột.. để học sinh rửa giày dép dính bùn lầy vào mùa mưa trước khi vào lớp.  ( Ninh mê bắt nòng nọc con ở các bể nước này !  giờ họ đã phá các hồ nước ấy đi rồi!  ).  Còn tấm hình thầy luyện ở sân vận động có lẽ bác Minh Anh được nhìn lại phòng tập Tae Kwon Do của võ sư Nguyễn Văn Bé với nhiều kỉ niệm bao năm của mình.
Lâu lâu lại lòi ra 1 Lasan cũ kĩ như Bác Thái làm bà con mừng mừng tủi tủi nghĩ cũng hay hay.  Xin bác Phú gửi lời thăm hỏi của Ninh đến bác ấy và nếu bác ấy có Email thì càng tốt.  ...đó là những kỉ niệm của Lasan Lam Sơn còn ở trường Vinh Sơn có vô số kể các chi tiết mà các cô ngọc Lan và Kim Anh chắc nhớ rõ hơn vì Ninh hồi nhỏ học trường Vinh Sơn cho tới khi rước lễ lần đầu.. sợ nhất là các rặng tre già gần nhà bếp kêu kẽo kẹt suốt ngày đêm !
Than men  NP.

#1 Guest 2013-08-14 04:55

Kham phuc bo nho cua ban Thai,ban viet qua day du cua tuoi hoc tro ,tuoi moi lon .Bay gio co chau noi ,chau ngoai nhin lai thoi xa xua ay sao dep qua .hy vong ban khong con gian ben nu tui xom nha la ... Bạn học cũ

#2 Guest 2013-08-15 06:17
Tớ cũng khâm phục trí nhớ của bạn thật,như vậy tôi trên bạn 2 lớp-năm tôi học Fr.Joachim còn là giám học -bạn còn nhớ lúc đó chỗ mấy bồn nước rửa tay ở sân nước rất thối,tụi này rất ngại rửa nên thường xuyên để tay dơ vào lớp chịu phạt....thú nhất là chịu khó đi học sớm chờ cổng mở là lao vào phòng giám học dành banh....không thì chui vào bãi cỏ sau lưng sân bóng đá vén cỏ làm hang ổ trong đó. Nhà tôi lúc này ở cuối đường Hàm Nghi ngay chỗ đường đất đỏ - sau lên Đệ Thất Lasan đồi đi xe đưa đón của quân đội nên không còn có dịp trở lại Lasan Lam Sơn nửa - sau đó về luôn SaiGon - thấm thoát đã gần 50 năm rồi còn gì.....

#3 Guest 2013-08-19 17:21
Khong ngo Thai lai viet van hay nhu the ,hoi do trong lop bon con gai cu xon xao.Thang Thai giui (xin loi nhe,Thoi do tui minh dua nao cha co biet hieu phai khong ? co truyen dang o bao Tuoi ngoc ma chang ai biet truyen gi!!! tui xom nha la gom :Thu xilow ,Tuyet co co ,Lap bo bua ,Hen ... xi thang Thai ba xao qua


Thầy Hoài tại La San Lam Sơn - Góc này vẫn còn giữ nguyên như ngày trước

Thầy Luyện trong buổi tập diễn hành cho " Tuần Lễ Học Đường" tại Sân Vận Động Tỉnh

Comments   

 
0 #3 Guest 2013-08-20 00:21
Khong ngo Thai lai viet van hay nhu the ,hoi do trong lop bon con gai cu xon xao.Thang Thai giui (xin loi nhe,Thoi do tui minh dua nao cha co biet hieu phai khong ? co truyen dang o bao Tuoi ngoc ma chang ai biet truyen gi!!! tui xom nha la gom :Thu xilow ,Tuyet co co ,Lap bo bua ,Hen ... xi thang Thai ba xao qua
Quote
 
 
0 #2 Guest 2013-08-15 13:17
Tớ cũng khâm phục trí nhớ của bạn thật,như vậy tôi trên bạn 2 lớp-năm tôi học Fr.Joachim còn là giám học -bạn còn nhớ lúc đó chỗ mấy bồn nước rửa tay ở sân nước rất thối,tụi này rất ngại rửa nên thường xuyên để tay dơ vào lớp chịu phạt....thú nhất là chịu khó đi học sớm chờ cổng mở là lao vào phòng giám học dành banh....không thì chui vào bãi cỏ sau lưng sân bóng đá vén cỏ làm hang ổ trong đó.Nhà tôi lúc này ở cuối đường Hàm Nghi ngay chỗ dường đất đỏ-sau lên Đệ Thất Lasan đồi đi xe đưa đón của quân đội nên không còn có dịp trở lại Lasan Lam Sơn nửa - sau đó về luân SaiGon-thấm thoát đã gần 50 năm rồi còn gì.....
Quote
 
 
0 #1 Guest 2013-08-14 11:55
Kham phuc bo nho cua ban Thai,ban viet qua day du cua tuoi hoc tro ,tuoi moi lon .Bay gio co chau noi ,chau ngoai nhin lai thoi xa xua ay sao dep qua .hy vong ban khong con gian ben nu tui xom nha la ... Bạn học cũ
Quote
 

Video


time2online Extensions: Simple Video Flash Player Module